[VINMEC CENTRAL PARK] CA MỔ PHÉP MÀU “TRẢ LẠI” THANH XUÂN CHO NGƯỜI ĐÀN ÔNG 30 TUỔI

Bệnh tim bẩm sinh “lấy mất đi” sức khỏe, những hoài bão tuổi trẻ của anh Nguyễn Minh Tân (sinh năm 1989, ở huyện Mộc Hóa, Long An). Nhưng điều kì diệu đã tới sau ca mổ tim đầu tháng 8/2018 tại Bệnh viện Vinmec Central Park. Ở tuổi 30, cuộc sống của người đàn ông này mới chính thức bắt đầu.   

Bà Nguyễn Thị Vàng, mẹ anh Nguyễn Minh Tân đã chăm sóc cho con bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ và cả sự nuối tiếc vì đã không thể cho con cuộc sống khỏe mạnh, vững chãi.

Tân sinh ra đã mắc tim bẩm sinh tứ chứng Fallot, cùng 1 lúc 4 bất thường trong cấu trúc tim. Hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ chỉ làm thuê mướn, công việc không ổn định, Tân không có điều kiện để chữa bệnh. Anh lúc nào cũng xanh xao, chân tay tím tại nặng, yếu tới mức phải nghỉ học giữa chừng. 29 tuổi, anh chưa từng đi làm, chỉ quanh quẩn ở nhà, phụ gia đình những công việc vặt.

Nhưng giờ đây, cô Vàng đã có thể kể về cậu con trai của mình với nụ cười rạng rỡ. Sau ca phẫu thuật ở Vinmec Central Park tháng 8/2018, bệnh tim của Tân đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Giống như một phép màu sau phẫu thuật, sắc mặt Tân đã hồng hào, không còn tím tái như trước đây, đi lại cũng dễ dàng hơn.

Bác sĩ Hồ Thị Xuân Nga (Bệnh viện Vinmec Central Park), người đã gây mê trực tiếp cho phẫu thuật tim của anh Tân cho biết: “Người bệnh không chỉ có bất thường trong cấu trúc mạch vành và mạch máu tăng sinh, mà còn bị suy thận cấp sau cuộc mổ kéo dài 5 năm trước tại một bệnh viện khác tại TPHCM. Tuy nhiên ca mổ đó cũng chỉ khắc phục tạm thời những bất thường, tình trạng chỉ được cải thiện trong ngắn hạn. Khi đến khám tại Vinmec, sức khỏe bệnh nhân lại xấu đi, tím nặng, mệt nhiều. Nếu không được xử lý triệt để, thì thì bệnh tiếp tục nặng lên, oxy nuôi não không đủ nữa”.

Phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh cho Tân là phẫu thuật cắt bỏ đường thông nối mạch máu tăng sinh nằm giữa động mạch chủ và động mạch phổi, sửa chữa hoàn toàn Tứ chứng Fallot Do tính chất tăng sinh của các mạch máu phức tạp, không thể dùng biện pháp thông tim can thiệp để xử lý, bệnh nhân sẽ phải mổ 2 đường mổ trong cùng một ngày. “Mổ hở đưởng bên (T) để đóng các mạch máu tăng sinh, sau đó mổ đường giữa xương ức, áp dụng kỹ thuật mổ tim hở có tuần hoàn ngoài cơ thể để sữa chữa hoàn toàn bệnh lý chính”, bác sĩ Nguyễn Lương Tấn, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park giải thích.

Đây là kỹ thuật mổ rất phức tạp, đòi hỏi không chỉ bác sĩ phẫu thuật chính mà cả ê-kíp phải phối hợp nhuần nhuyễn mọi thao tác trong lúc mổ mọi bước trong mổ tim hở, để xử lý các tuần hoàn phụ, không phạm trực tiếp vào đường đi của động mạch vành bất thường.

Bệnh nhân có quá nhiều tuần hoàn phụ, nguy cơ chảy máu trong mổ cao, nên kíp phẫu thuật và gây mê hồi sức đã chuẩn bị kỹ lưỡng và tiên lượng mọi tình huống xảy ra. Đặc biệt, BS Nga là một bác sĩ gây mê giàu kinh nghiệm đã lựa chọn phương pháp gây mê tối ưu giúp phẫu thuật viên thực hiện cuộc mổ thuận lợi, đồng thời bảo vệ tim và an toàn cho bệnh nhân cả, rút ngắn thời gian hồi phục.

Cuộc mổ kéo dài tới 11 tiếng đồng hồ, nhưng những kỹ thuật hồi sức tiên tiến nhất thế giới theo chương trình chuẩn thế giới về tăng cường hồi phục sau phẫu thuật (ERAS), cùng sự chăm sóc chu đáo của các bác sĩ, điều dưỡng, Tân phục hồi nhanh hơn rất nhiều so với mong đợi. 4 ngày nằm hồi sức tim, chạy thận nhân tạo, bệnh nhân đã có thể vận động bình thường, bắt đầu ăn uống tốt và xuất viện 7 ngày sau mổ.

Với cô Vàng, sự hồi phục của Tân giống như một phép màu. Sắc mặt Tân dần hồng hào, không còn tím tái như trước đây, đi lại cũng dễ dàng, không còn khó thở, mất ngủ triền miên nữa. Cô Vàng tâm sự, cô vui lắm khi thấy con trai hào hứng nghĩ về tương lai, về những việc mà 30 năm tuổi trẻ, qua, anh không thể làm. Cô nói, Tân rất mong muốn học thêm một nghề nào đó để có công ăn việc làm, đỡ đần bố mẹ. “Dù Tân muốn làm gì, chúng tôi cũng ủng hộ. Chỉ cần con hạnh phúc và khỏe mạnh, vợ chồng tôi không còn mong gì hơn nữa”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *